1. THÔNG TIN QUY HOẠCH HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2020
Với lợi thế nằm ở vị trí trung tâm đắc địa, thế đất cao. Củ Chi là đầu mối giao thương quan trọng là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố. Do đó, huyện Củ Chi như thỏi nam châm. Thu hút mạnh mẽ giới đầu tư trong và ngoài nước. Cùng tìm hiểu chi tiết về quy hoạch của huyện củ chi cùng địa ốc phú điền. Để bạn hiểu rõ hơn khi quyết dịnh đầu tư mua bán đất. Với kế hoạch cùng định hướng phát triển xây dựng Củ Chi. Trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh. UBND thành phố ra quyết định số 6994/QĐ-UB-QLĐT về việc điều chỉnh Quy hoạch huyện Củ Chi. Đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
Về cơ cấu kinh tế, vốn là một huyện nông thông có diện tích nông nghiệp lớn, theo quy hoạch trong tương lai cơ cấu kinh tế sẽ chuyển hướng chủ yếu là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và du lịch.
Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 600.000 – 800.000 người, tổng diện tích 42.848 ha.
A. Quy hoạch các khu công nghiệp
Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi sẽ được phân khu thành 7 khu công nghiệp tập trung gồm:
- Khu công nghiệp Tây Bắc: Có vị trí nằm kề cận khu dân cư thị trấn huyện thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ. Bởi nằm cạnh khu vực dân cư nên khu công nghiệp này định hướng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, không ô nhiễm nguồn nước hay khói bụi, bảo vệ môi trường sống cho người dân. Quy mô diện tích 345 ha.
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung: Nằm ở xã Tân Phú Trung có diện tích 200 ha, phát triển chủ yếu các ngành công nghiệp thông thường, không gây ô nhiễm nặng về nguồn nước làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
- Khu công nghiệp Tân Quy: với tổng diện tích 300 ha nằm trên địa bàn các xã Hòa Phú, Tân Thành Đông và một phần xã Trung An định hướng phát triển là khu công nghiệp thông thường ít ô nhiễm về tiếng ồn và khói bụi.
- Khu công nghiệp Đông Nam: Tọa lạc tại 2 xã Hòa Phú và Bình Mỹ huyện Củ Chi. Diện tích KCN: 342,53 ha 227 ha thuộc xã Bình Mỹ, 115 ha thuộc xã Hòa Phú.
- Khu công nghiệp An Phú: Đây là khu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nằm tại xã An Phú với quy mô diện tích lên tới 50 ha.
- Khu công nghiệp Rạch Sơn: Định hướng phát triển tập trung công nghiệp khai khoáng và vật liệu xây dựng nằm ở xã Nhuận Đức có tổng diện tích là 100 ha, nằm cách xa khu dân cư.
- Khu công nghiệp chến biến thức ăn chăn nuôi: với tổng diện tích 300 ha nằm tại xã Phạm Văn Cội, phát triển chức năng chính là chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm.
- Khu công nghiệp Bàu Đưng: với tổng diện tích 150 ha phát triển csc ngành nghề cơ khí và gia công chế biến nằm tại xã An Nhơn Tây.
B. Quy hoạch khu trung tâm huyện và bố trí hệ thống công trình công cộng
- Khu trung tâm huyện Củ Chi vẫn giữ nguyên vị trí, trên địa bàn huyện có 22 các khu hành chính, giáo dục, thể thao và công viên với tổng diện tích lên tới 40 ha.
- Về diện tích các trường phổ thông trung học sẽ nằm tại thị trấn với diện tích khoảng 3 ha/ trường.
- Về y tế. Tiến hành nâng cấp 2 bệnh viên hiện hữu và xây dựng bệnh viện mới có quy mô 500 – 600 giường bệnh phục vụ các nhu cầu chăm sóc sức khỏe khi dân số ngày càng tăng lên.
- Các trung tâm công cộng cấp thị trấn, cấp xã như: Cơ sở y tế, bưu điện xã,.. Sẽ được bố trí nằm ở vị trí trung tâm các điểm dân cư.
C. Quy hoạch về giao thông
- Huyện Củ Chi nằm. Ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố và sông Sài Gòn. Bao quanh nên thuận tiện phát triển giao thông thường thủy. Các dự án xây dựng bến sông ở khu vực cầu Phú Cường, rạch Cây Bông, bến khách tại các khu du lịch được triển khai.
- Hoàn chỉnh hệ thống giao thông liên vùng. Là trục đường quốc lộ 22 hay còn gọi là xa lộ Xuyên Á. Lộ giới quy hoạch 40-60m với 4 làn xe và phần đường chính bố trí thêm đường dành riêng cho xe buýt. Tim tuyến đường trên cao đi theo tim đường hiện hữu. Đây là tuyến giao thông mang tính kết nối đối ngoại đối nội cực kỳ quan trọng. Tạo đà giao thương phát triển mạnh mẽ cho toàn khu vực Tây Bắc. Kết nối từ Camphuchia – Tây Ninh – Củ Chi – Hóc Môn – trung tâm Sài Gòn.
- Xây dựng đường vành đai ngoài tạo vành đai khép kín ngoài của thành phố và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
- Song song với các dự án lớn. Là việc nâng cấp, cải tạo và mở rộng các tuyến đường chính của địa phương như. Tỉnh lộ 6,7,8. Các hương lộ 1,2,3,4,5,6 và đường Phú Mỹ Hưng. Sẽ được thiết kế đồng bộ có vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống thoát nước.
2. CÁC HẠ TẦNG GIAO THÔNG GIÚP CỦ CHI VƯƠN LÊN THÀNH KHU ĐÔ THỊ VỆ TINH:
2.1 Dự án hầm chui An Sương
Là một trong 6 dự án trọng điểm của TP.HCM trong việc giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Hầm chui gồm có 2 nhánh:
- Nhánh hầm N1 thông xe ngày 14/3, dài 445m. Đoạn hầm kín dài 125 m, tĩnh không cao 4,75m, hầm hở phía Trường Chinh dài 140 m, phía quốc lộ 22 dài 120 m.
- Nhánh hầm N2 (quốc lộ 22 – Trường Chinh) dài 385m. Đoạn hầm kín dài 125 m, tĩnh không cao 4,75m, hầm hở phía quốc lộ 22 dài 120m và phía Trường Chinh dài 140m. Tổng mức đầu tư dự án là 514 tỷ đồng.
2.2 Mở rộng Quốc lộ 22 (Đường xuyên Á)
Nhà đầu tư quan tâm:Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO). Với tổng mức đầu tư dự kiến:12.850 tỷ đồng. Với tổng chiều dài tuyến lên đến 20km gồm 04 làn xe ở vị trí dải phân cách giữa hiện hữu.
2.3 Quốc lộ 22 chạy qua các khu vực như
Quận 12, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng mặt cắt ngang tuyến đường với quy mô 120m kết hợp bố trí đường trên cao có chiều rộng 17,50m cho 4 làn xe và phần đường chính bố trí thêm đường dành riêng cho xe buýt, tim tuyến đường trên cao đi theo tim đường hiện hữu.
Mở rộng đường Tỉnh lộ 9: Tỉnh lộ 9 là đường huyết mạch của huyện Củ Chi, nối từ đường Lê Văn Khương (quận 12) đi Củ Chi qua cầu Phú Cường đến TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) dài khoảng 6km. Lộ giới mở rộng là 30m (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ 2.5m, vỉa hè 4.5m/1 bên).