Tìm hiểu tí về nguồn gốc Củ Chi. Phải chi khi xưa giữ chữ Quận thì ngon lành cành bưởi rồi.

Tìm hiểu tí về nguồn gốc Củ Chi. Phải chi khi xưa giữ chữ Quận thì ngon lành cành bưởi rồi.

Củ Chi là một huyện ngoại thành của Tp Hồ Chí Minh, có Sông Sài Gòn chảy qua, huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
–  Củ Chi nằm về phía Tây Bắc Thành phố HCM cách trung tâm thành phố khoảng 60 km theo đường Xuyên Á.

Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh.
Phía Nam giáp huyện Hóc Môn.
Phía Đông ngăn cách với tỉnh Bình Dương bởi sông Sài Gòn.
Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m, các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương …,riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông, nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều

  • Tóm tắt
    Thời nhà Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1841, thuộc huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (huyện Bình Long do một phần huyện Bình Dương tách ra).

Năm 1911, Củ Chi là một phần của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1957. Củ Chi trở thành quận của tỉnh Bình Dương, được thành lập trên cơ sở tách ba tổng. Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ, gồm mười bốn xã của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.

  • Quận Củ Chi có ba tổng:

Tổng Long Tuy Thượng có 06 làng: Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An

Tổng Long Tuy Trung có 04 làng: An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông và Phú Mỹ Hưng

Tổng Long Tuy Hạ có 04 làng: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ và Trung Lập.

Năm 1963, lập tỉnh Hậu Nghĩa, nửa quận Củ Chi vẫn giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, tỉnh Bình Dương.

Quận Củ Chi (mới) gồm toàn bộ tổng Long Tuy Hạ và hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh Ninh của tổng Long Tuy Thượng. Dân số quận Củ Chi năm 1964 là 57.152 người, gồm 06 xã (Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Vĩnh Ninh và Tân Phú Trung) và 53 ấp, có diện tích 206,8 km2.

  • Năm 1973 lập thêm xã Tân Thông Hội từ phần đất cắt ra của xã Tân An Hội.

Quận Phú Hòa gồm toàn bộ tổng Long Tuy Trung và bốn xã còn lại của tổng Long Tuy Thượng (Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ, Tân Hòa và Trung An). Dân số quận Phú Hòa năm 1964 là 48.913 người, gồm 08 xã (An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An) và 57 ấp, có diện tích 237 km2. Năm 1972 chia xã Tân Hòa thành hai xã: Hòa Phú và Tân Thạnh Tây.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc Sài Gòn ,đồng thời đổi tên xã Phước Vĩnh Ninh thành Phước Vĩnh An.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *